Bài tuyên truyền HIV/AIDS
HIV là một chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.AIDS là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư...
Hiện nay đại dịch HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với tính mạng, sức khỏe, con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, các dân tộc trên toàn cầu. Nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển về kinh tế, văn hóa, an ninh trật tự và an toàn xã hội đe dọa sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đáng lo ngại hơn là HIV/AIDS đang lan tràn mạnh mẽ ở khắp các vùng miền từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo xa xôi của đất nước cũng như ở khắp nơi trên thế giới.
Thống kê đến tháng 10/2024, số ca nhiễm HIV trên toàn quốc ước tính là 267.391 trường hợp; riêng trong 9 tháng năm 2024 đã có 11.421 trường hợp phát hiện mới
Hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh HIV/AIDS. Vì vậy biết cách tự phòng cho mình và cho cộng động cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS hiện nay.
I. HIV/AIDS LÀ GÌ ?
HIV là một chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
AIDS là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư...
II. TRIỆU CHỨNG
Có 04 giai đoạn nhiễm HIV
1. Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ): thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).
2. Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính.
3. Giai đoạn cận AIDS: Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính.
4. Giai đoạn AIDS: có các triệu chứng sau:
- Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ).
- Sốt , ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng.
- Xuất hiện nhiều bệnh như : ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.
- Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.
III. CÁC CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN HIV
Có 3 con đường lây truyền HIV:
1.Tình dục
Virus HIV có rất nhiều trong chất dịch sinh dục của người bị nhiễm. Do vậy, virus HIV có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có khả năng lây nhiễm.
2. Đường máu.
HIV có rất nhiều trong máu người nhiễm. Do vậy việc dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế không qua tiệt trùng với người nhiễm HIV, truyền máu của người nhiễm HIV đều làm cho bạn bị lây nhiễm HIV.
Riêng về ma túy , bản thân nó không sinh ra HIV nhưng người nghiện ma túy dễ dàng bị lây nhiễm HIV khi dùng chung bơm kim tiêm với bạn nghiện hoặc bơm kim tiêm tại tụ điểm bán thuốc.
3.Từ mẹ sang con.
Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25-30%. HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm.
IV. CÁCH PHÒNG, TRÁNH
Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau.
1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục.
- Sống lành mạnh. Không quan hệ tình dục bừa bãi.
2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
- Không tiêm chích ma túy.
- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
- Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV
- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:
- Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.
- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.
- Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.
* Người nhiễm HIV/AIDS vẫn khỏe mạnh trong nhiều năm đầu, họ có thể sống chung với gia đình và làm việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Chính vì vậy:
+ Không nên phân biệt, kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS.
+ Sự phân biệt kỳ thị làm cho người nhiễm HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, dễ dẫn đến cô đơn, mặc cảm.
+ Hãy quan tâm, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS và cùng nhau bảo vệ cộng đồng.
Ngày 1 tháng 12 hàng năm là Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS (World AIDS Day), được tổ chức trên toàn cầu từ năm 1988. Đây là sáng kiến của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và sau đó được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận. Là dịp để cả thế giới cùng nhắc nhở về tầm quan trọng của việc phòng chống HIV/AIDS – một vấn đề sức khỏe toàn cầu đã và đang ảnh hưởng đến hàng triệu người.
Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS từ 10/11 đến 10/12/2024, Việt Nam đặt mục tiêu "Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS – Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030." Đây là lời kêu gọi mọi cá nhân, tổ chức chung tay hành động để giảm kỳ thị, tăng cường nhận thức và hỗ trợ người nhiễm HIV có cuộc sống khỏe mạnh, an toàn.
Qua buổi tuyên truyền hôm nay thì mỗi chúng ta sẽ nâng cao ý thức, trách nhiệm với bản thân và là những tuyên truyền viên gương mẫu của gia đình, cộng đồng và xã hội trong việc phòng chống HIV/AIDS.
- Trường Mầm non Hồng Thái Đông tổ chức tập huấn CNTT cho giáo viên năm học 2024-2025
- Bài tuyên tuyền phòng bệnh thiếu vitamin A
- bài tuyên truyền phòng tránh HIV/AIDS
- Bài tuyên truyền phòng chống bệnh sởi
- Bài tuyên truyền về phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non
- Trường MN Hồng Thái Đông thực hiện tốt “Công bằng, bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS – Hướng tới chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”
- Tổ Chuyên môn 1 tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo NCBH tháng 11/2024
- "Dịch vụ công trực tuyến - tiện ích cho bạn, hiệu quả cho cộng đồng!"
- Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Trường Mầm non Hồng Thái Đông tổ chức tiệc buffet tháng 11/2024
- Các bé lớp 5 tuổi A2, trường Mầm non Hồng Thái Đông vui học Kidsmart
- TRƯỜNG MẦM NON HỒNG THÁI ĐÔNG TỔ CHỨC HỘI DIỄN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG 42 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2024) VÀ CHÀO MỪNG THÀNH LẬP THÀNH PHỐ ĐÔNG TRIỀU.
- Tổ chuyên môn 1 tổ chức một số hoạt động chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Các bé trường mầm non Hồng Thái Đông hào hứng tập văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Tổ chuyên môn 2 tổ chức hoạt động chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
